Trên thị trường hiện đang có rất nhiều chiếc điện thoại "số 1" nên cần phải có một sự cải tiến thực sự. LG G Flex chính là đại diện cho sự tân tiến với một màn hình và cục pin cong, đi cùng chất liệu vỏ độc đáo có khả năng tự "liền sẹo". LG G Flex cong từ trên xuống dưới, mà đúng như với tên gọi, nó có thể uốn éo, vặn vẹo theo bất cứ cách nào. Tuy không đạt được khả năng uốn lượn như một sợi dây và bạn phải tác động một lực tương đối mạnh để uốn cong máy, khả năng này vẫn tạo một sự ấn tượng lớn cho người dùng.
Bộ phụ kiện của máy gồm có một cục sạc, một cáp microUSB và tai nghe in-ear
Tổng quan thiết kế
Thiết kế cơ bản của LG G Flex giống với LG G2 ngoại trừ khác biệt nằm ở độ cong tương đối lớn. Kích thước lớn hơn LG G2, nhưng độ cong giúp cho cảm giác cầm vẫn khá thỏa mái. Chúng tôi vẫn chưa chắc chắn về khả năng "tương thích" với các loại túi quần hay túi áo, nhưng ít ra màn hình và thân máy cong hạn chế sự hỏng hóc có thể xảy ra trong trường hợp bạn chẳng may đè lên chiếc điện thoại.
LG G Flex là chiếc smartphone có dạng cong đầu tiên được thương mại hóa
Phía trước là một màn hình kích thước 6-inch tương đối mỏng, hiển thị đẹp, cùng với loa thoại và một logo LG. Các nút cảm ứng được đưa vào trong giao diện hệ điều hành chứ không tách riêng ra như những máy đời cũ. Phía trên màn hình, bên cạnh loa thoại, chúng ta sẽ thấy những thành phần bao gồm một máy ảnh ở mặt trước có độ phân giải 2.1 megapixel, đèn thông báo RGB, cảm biến ánh sáng và cảm biến khoảng cách.
Lưng máy mang một thiết kế độc đáo với nút điều chỉnh âm lượng và nút nguồn nằm ngay bên dưới ống kính máy ảnh, nhưng đặc biệt hơn chính là chất liệu vỏ có khả năng tự liền sẹo. Chất lượng vỏ máy độc đáo này không cần đến một ốp lưng bảo vệ nào khác mà vẫn giữ được độ bền, bóng mượt.
Trên nút nguồn còn có một đèn LED phát ra ánh sáng màu xanh dương, hoạt động như một nút thông báo. Phần mềm của LG cho phép người dùng cài đặt trạng thái hiển thị cho đèn thông báo tương ứng với từng ứng dụng.
Nằm ở 2 bên trái, phải của bộ phận máy ảnh là 2 "cục" hình vuông nhỏ, trong đó 1 cái là đèn flash, cái còn lại là mắt cảm biến hồng ngoại. Vị trí của mắt cảm biến hồng ngoại khá kì lạ, nhưng vẫn còn tốt hơn là đặt nó tên mặt trước của máy, đồng thời khi điều khiển thiết bị, kiểu cầm của nó giống với một chiếc phablet hơn là một chiếc điều khiển từ xa.
Máy ảnh chính của G Flex là một ống kính có khẩu độ f/2.4 và độ phân giải cảm biến là 13 megapixel, có thể quay phim FullHD với tốc độ lên đến 60 fps. Tuy vậy, khác với LG G2, hệ thống máy ảnh không có tính năng ổn định hình ảnh quang học. Ngoài ra, trên lưng máy còn có một chiếc loa thoại.
Cạnh đáy của điện thoại có một cổng microUSB 2.0 với tính năng SlimPort, có nghĩa nó đóng vai trò vừa là một cổng kết nối với TV, vừa là một cổng USB Host cũng như dùng để sạc pin. Giắc cắm tai nghe cũng nằm dưới cạnh đáy này cùng với một chiếc microphone. Chiếc microphone thứ 2 nằm ở cạnh trên cùng và đảm nhiệm chức năng khử ồn.
Các cạnh bao quanh máy hoàn toàn trống trơn vì các nút bấm đều được đặt ở mặt lưng, chỉ có duy nhất một cổng microSIM ở cạnh bên trái. Do hình dạng cong nên cục pin của máy cũng cong. Cục pin có dung lượng 3500 mAh và không thể tháo ra được. Màn hình OLED 6-inch kích thước lớn không thực sự lý tưởng để đạt thời lượng pin dài, nhưng kết quả thực tế lại vô cùng ấn tượng. Thử nghiệm của chúng tôi cho thấy thời lượng pin thông thường đạt tới 97 tiếng.
Màn hình cong 6-inch
LG G Flex sử dụng loại màn hình OLED hoàn toàn mới - Plastic OLED - được chế tạo bởi LG. Những màn hình OLED thông thường có các diode nhỏ nằm trên một lớp kính, nhưng sử dụng chất liệu plastic giúp LG có thể uốn cong màn hình. Màn hình có kích thước 6-inch nhưng độ phân giải lại tương đối thấp, chỉ có 720p, tương đương mật độ điểm ảnh 245 ppi.
Ban đầu chúng tôi nghĩ rằng hình nền có nhiễu sạn, nhưng khi nhìn kĩ thì giao diện cũng xuất hiện nhiễu. Màn hình dường như gặp vấn đề liên quan đến khả năng hiển thị các điểm ảnh một cách đều đặn, do đó làm xuất hiện nhiễu. Mật độ điểm ảnh không đủ cao để xóa bỏ toàn bộ các lỗi pixel này, kết quả cuối cùng tương đối thất vọng.
Bên cạnh đó, màn hình cũng tương đối lóa, kết hợp với độ sáng thấp nên khả năng hiển thị dưới ánh sáng mặt trời tương đối kém. Mặc dù LG nói rằng thiết kế cong giúp giảm độ lóa, nhưng thực tế không có khác biệt nào.
Hệ điều hành
LG G Flex mang nhiều đặc điểm mới lạ, nhưng phần mềm lại không có gì nổi trội. G Flex vẫn chạy Android 4.2.2 Jelly Bean, sử dụng giao diện Optimus UI mới nhất với khả năng tùy biến rất sâu và nhiều lựa chọn biểu tượng, chủ đề và ứng dụng. Trải nghiệm thực tế vẫn rất giống với LG G2, mặc dù phiên bản Optimus UI mới nhất có nhiều tính năng mới chưa từng thấy trên những smartphone LG trước đây. LG G Flex có một số tùy chọn thú vị như Dual Window Multi-tasking, mục đa phương tiện Q-Theather, âm lượng nhạc chuông thông minh và nhấc máy lên để trả lời, cùng với hình nền động cho giao diện màn hình khóa.
Nút khóa nằm ở lưng máy tương đối mới lạ cũng như hoạt động khá hiệu quả, bên cạnh đó bạn vẫn có thể mở màn hình bằng cách ấn đúp. Màn hình của G Flex rất nhạy và cảm nhận được những cú ấn nhẹ nhất. LG được cài sẵn những hình nền động dành cho lockscreen khá đẹp mắt. Chủ đề tự động thay đổi theo chế độ ngày và đêm.
Nhờ vào khả năng hỗ trợ nhiều tài khoản khác nhau, LG đem đến sự hỗ trợ một tính năng được gọi là Guest Mode, được kích hoạt bằng một nút unlock riêng. Không có danh mục ứng dụng trong Guest Mode, bạn chỉ có thể truy cập vào tổng số 5 ứng dụng: chụp ảnh, chơi nhạc/video, máy tính và quick remote. Tất nhiên bạn vẫn bổ sung nhiều ứng dụng vào danh sách đó. Để thoát khỏi trang thái Guest Mode và sử dụng tất cả các tính năng khả dụng, bạn cần phải khóa màn hình rồi lại mở khóa lần nữa ở chế độ tiêu chuẩn.
Các nút bấm điều hướng trên màn hình (Back, Home và Menu vẫn là những nút mặc định) có thể được tùy biến. Bạn lựa chọn một vài sự kết hợp có sẵn giữa các nút bấm này với cách sắp đặt và tính năng khác nhau, một số còn có shortcut bổ sung dẫn tới ứng dụng Quick Memo hoặc thanh thông báo. Không chỉ vậy, bạn có thể cài đặt nền màu đen hoặc trắng cho các nút bấm này cũng như thay đổi độ mờ. G Flex còn có một tùy chọn dồn các nút điều hướng sang trái hoặc phải để sử dụng thuận tiện hơn bằng một tay. Cuối cùng, bạn còn có tùy chọn ẩn/hiện các nút điều hướng trong những ứng dụng cụ thể.
LG đã "mượn" một số thủ thuật từ giao diện TouchWiz của Samsung và cải tiến nó thêm một chút. Trong số đó có tính năng Smart Screen, sử dụng camera ở phía trước để xác định khi nào người dùng nhìn vào màn hình. Điều đó có nghĩa màn hình sẽ luôn hiển thị mà không tự động khóa lại khi bạn đang xem những nội dung trên điện thoại. SmartVideo thì ngược lại, có tác dụng tạm dừng các đoạn phim khi bạn nhìn sang hướng khác.
Ngoài ra, G Flex còn có một số tính năng thú vị khác, chẳng hạn như Quick Memo và Quiet Mode.
Tính năng chụp ảnh
Máy ảnh chính của LG G Flex có cảm biến 13 megapixel, chụp ảnh độ phân giải cực đại lên tới 4160 x 3120 pixel. Bên cạnh đó, nó còn có thể quay phim FullHD tốc độ 60 fps. G Flex còn có một camera ở mặt trước với độ phân giải 2.1 megapixel quay phim 1080p.
Giao diện ứng dụng chụp ảnh rất đơn giản, nút bấm trên cùng chuyển đối giữa các chế độ flash on/off/auto, nút bấm thứ 2 chuyển đổi giữa hai máy ảnh trước và sau, nút bấm thứ 3 truy cập vào các tùy chọn chế độ chụp ảnh khác nhau, nút bấm cuối cùng là shortcut Settings.
Chất lượng ảnh chụp của LG G Flex chỉ ở mức bình thường chứ không nằm trong số những thiết bị chụp ảnh tốt nhất. Mức độ chi tiết bình thường và không cao như ảnh chụp bằng LG G2. Tuy nhiên khả năng cân bằng trắng rất tuyệt vời và màu sắc trông khá ổn. Ngoại lệ duy nhất là gam màu xanh lục có xu hướng nổi trội hơn những màu sắc khác trong một số trường hợp, đồng thời lượng nhiễu sạn trong các vùng tối khá cao.
Theo GSMArena.com